QUY TRÌNH TRỒNG DƯA LÊ LAI F1 MILKY22

QUY TRÌNH TRỒNG DƯA LÊ LAI F1 MILKY22

QUY TRÌNH TRỒNG DƯA LÊ LAI F1 MILKY22

QUY TRÌNH TRỒNG DƯA LÊ LAI F1 MILKY22

QUY TRÌNH TRỒNG DƯA LÊ LAI F1 MILKY22
QUY TRÌNH TRỒNG DƯA LÊ LAI F1 MILKY22
QUY TRÌNH TRỒNG DƯA LÊ LAI F1 MILKY22
Đặc tính giống dưa lê Milky222:

- Cây khỏe, kháng bệnh tốt

- Trọng lượng trái trung bình 1,5 – 2 kg/trái (nếu để 1 trái/cây).

- Năng suất trung bình 3 – 5 tấn/1000m2

- Vỏ trái trắng xanh, ruột màu cam, dòn

- Độ ngọt cao 16 – 17% Brix

- Trồng được quanh năm

 

1. Chuẩn bị đất:

- Chọn chân đất không trồng dưa hấu liên tục nhiều vụ, đất không ngập úng, thoát nước tốt

- Bón vôi 50 – 100 kg/1000m2, phơi đất ít nhất 10 ngày

- Bón lót: phân chuồng 2m3/1000m2, 50 kg NPK 20:20:15/1000m2

- Hàng cách hàng  3 – 3,5m, cây cách cây 0,5 – 0.6m

- Phủ bạt plastic.

 

2. Ngâm ủ hạt giống:

- Cần khoảng 100 – 110 gram hạt giống /1000m2

- Ngâm 3 -4 giờ trong nước sau đó ủ 24 – 32 giờ thì hạt nứt nanh đem ra gieo ra ruộng hoặc gieo trong bầu.

- Nếu gieo bầu thì khi cây ra 1 -2 lá nhám thì đem trồng ra ngoài.

 

 

3. Mật độ, khoảng cách:

- Trồng hàng đội : Hàng cách hàng 3 – 3,5 m, Cây cách cây 0,5 – 0,6 m

- Trồng hàng đơn; hàng cách hàng 1,5 – 2m, Cây cách cây 0,5 – 0,6 m

- Mật độ 2000 – 2500 cây /1000m2.

 

 

4.     Bón phân: ngoài lượng bón lót như đã nói ở trên thì chúng ta cần bón thúc như sau: bón cho 1000m2

Thúc lần 1: 15 – 20 ngày sau trồng bón 20 - 25 kg NPK 20:20:15

Thúc lần 2: 30 – 35 ngày sau trồng bón 25 - 30 kg NPK 20:20:15

Sau 45 – 50 ngày sau trồng bón hoà phân tưới cách nhau 3– 4 ngày tưới một lần khoảng 3 – 4kg NPK.

Sau 45 - 50 ngày trồng  phun thêm kali như các loại kali sun-pht, Delta-K, Kali-Bo... khoảng 1 - 2 lần.

 

 

5. Tỉa chèo, bơi và lấy trái:

- Tỉa chèo : có 2 cách:

 không ngắt ngọn để 1 dây chính và 2 dây chèo hoặc ngắt ngọn khi cây được 5 -6 lá thật ngắt ngọn để 2 - 3 chèo, chọn dây cho khỏe nhất để lại

- Tỉa bỏ hết bơi và chèo khác.

- Nếu muốn trọng lượng tri lớn thì để 1 trái/cây, hoặc có thể để 3 – 4 trái/cây, nên để trái từ lá thứ 8 trở lên.

 

6. Phòng trừ sâu bệnh:

 Sâu:

· Bọ rùa, sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy mềm phun selecron, Polytrin hoặc Proclaim

· Sâu vẽ bùa: phun vertimec, Trigard

· Bọ trĩ : phun thuốc Confidor, Radial, Chess, Actara….

Bệnh: phòng bệnh

· Bệnh chết héo cây con: do nấm Rhizoctonia solani phun Ridomil Gold, Rovral, Benlate C....

· Bệnh Thán thư : phun Score, Amistar Top, Amistar

· Bệnh sương mai: Phytopthora melonis phun Revus Opti + F500 hoặc Curzate M8, Daconil....

· Cháy lá vi khuẩn : Kocide + Equation, Kasumin, Cox85, Cuphosate...

· Bệnh héo rũ do nấm Fusarium Oxysporum phun Validacine, Avalon giai đoạn 25 – 30 ngày sau trồng.

 

   

CHÚC BÀ CON MỘT MÙA BỘI THU !

Facebook chat